Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Không phân loại
Chủ đề: 
Les âmes romantiques des Tabériens 76, Phần II
  (1 trả lời)
  PreviousNext
# 1882
  22 tháng 09, 2010 22:28  Lê Xuân Việt viết
Locked Chủ đề đã đóng

Để riêng tặng một lãng tử gương sáng trong nhiều gương sáng của TaBe 76.

Kịch cảnh mở màn: Một buổi chiều trong ngôi nhà của một gia đình Việt Nam ở miền Nam California.

Vợ: “Bố làm cho Mẹ bực lắm rồi đó nhe”
Chồng: “Bố vừa đi làm về, chưa kịp thở hắt ra, mà Mẹ nó đã bực bội rồi, chuyện gì ... ì? (giọng hơi gắt)”
Vợ: “Chuyện gì Bố làm hay không làm thì biết lấy, lúc nào cũng cứ phải đợi người khác vạch ra mới chịu nhận hay sao?”
Chồng: “Trời ơi, hôm nay ở sở đã nhức đầu với cái thằng boss mất dạy, về đến nhà lại bị nói này nói nọ, ai mà chịu cho nổi!”
Vợ: “À, ý Bố nói là không chịu nổi nữa thì sẽ đi theo mấy con #*%^! phải không?”
Chồng: im lặng (giọng thầm nhủ của Kiêu: “Ông mà đi như thằng Dzớ thật thì cho mà biết thân”), xong (giọng thầm nhủ của Kiêu Kiêu: “thằng Cu! cái Đĩ ... Không! ... Ông phải nhịn!”)

dựa theo truyện ngắn “Anh phải sống” của Khái Hưng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong đời sống vợ chồng cũng như là trong đời sống tổng quát, trong mỗi trường hợp hoặc hoàn cảnh, nhiều những hành động từ ở ý thức của con người ta phần lớn đều do ảnh hưởng của cảm xúc và sự thấu hiểu (nhận thức) về trường hợp đó. Cảm xúc càng xác thực và sự thấu hiểu càng tường tận đến bối cảnh thường đưa đến những hành động gây lên nhận thức và cảm xúc tốt đẹp; ngược lại, cảm xúc bên lề và nhận thức mông lung về bối cảnh hay đưa đến những hành động tạo ra những nhận thức và cảm xúc nếu không tai hại thì cũng chỉ là vô bổ. “Garbage in, garbage out” là câu châm ngôn rất phù hợp cho hiện tượng này. Sơ đồ tóm tắt ra sau:

Nhận thức Hành vi Nhận thức
-----------> trong ---------->
Cảm xúc Ý thức Cảm xúc

Trong bài phần II này, chúng ta sẽ xem xét một bối cảnh trong đời sống vợ chồng thường gây lên những cảm xúc và nhận thức mông lung điển hình, để tương phản với cảm xúc và nhận thức tường tận, gần với xác thực hơn.

Bối cảnh. Buổi cơm tối gia đình gồm có Bố, Mẹ, thằng Cu, cái Đĩ. Như thường lệ, thằng Cu, trông dáng ốm ròm, ăn vội ăn vàng xong chạy ù vào phòng làm bài cho nhanh đặng còn tranh thủ thời gian để chơi một chút video game. Bố, hôm nay bị boss ở sở chỉ trích về project bị chậm trễ, trong lòng có hơi bực bội. Đột nhiên, Bố nhớ đến câu nói của Bà Nội hôm cuối tuần vừa qua lúc cả nhà về thăm Bà. Trong lúc Mẹ đang loay hoay rửa bát trong bếp cho Bà, thì Bà kéo Bố ra xong hỏi nhỏ :” Con à, Mẹ nó có để ý miếng ăn cho thằng Cu không, chứ Bà thấy xót thằng cháu đích tôn nó gầy guộc quá!”

Bố: ”Mẹ nó hồi này có làm đồ lunch cho thằng Cu mang vào trường không vậy?”
Mẹ: “Tại sao Bố lại hỏi lạ vậy? Bao nhiêu lâu nay Mẹ không làm thì nó lấy gì ăn? Ba cái đồ vớ vẩn ở trong cafeteria có bổ béo gì cho con đâu?”
Bố: “Ờ, tại Bố thấy thằng Cu nó gầy quá, hôm nọ Bà Nội trông thấy mà cũng xót nó”
Mẹ: im lặng (nhủ thầm: Mẹ anh thì lúc nào cũng muốn gây sự với hành tôi, ở cái xứ này không có chuyện làm dâu nên chỉ giỏi sinh sự ra để trì triết tôi với anh)
Bố: “Sao Bố chỉ nhắc đến Bà xót Bà lo cho thằng Cu mà Mẹ hậm hực mặt mày gì vậy?”
Mẹ: “Thế thì Bố dắt thằng Cu về ở với Bà đi, để Bà chăm nom cho hai bố con đàng hoàng hơn, chứ Mẹ này tồi lắm chả biết làm gì hết!”
Bố: “À, em bắt đầu hỗn với mẹ anh phải không?”
Mẹ: “Anh có hiểu gì về chuyện này mà anh mắng em?”
Bố: “Bây giờ cô lại cho tôi ngu dốt, cô hỗn với chồng cô luôn phải không?”
Mẹ: “!@#$%^&*”
Bố: “*&^%$#@!”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cảm xúc Mông Lung của Bố.

Em không còn là người đàn bà mà tôi đã từng yêu nữa. Tôi không hiểu nổi vì sao lúc nào em cũng ai oán mẹ tôi, trong khi mẹ tôi thì thương và lo cho gia đình mình từng ly từng tí. Chỉ vì yêu em mà tôi đã bỏ cô Bê để nhất quyết lấy em cho bằng được; ngày đó, tôi mới chỉ có bồ bịch thôi mà Bê đã về chăm sóc, lo lắng chu đáo cho mẹ tôi. Ngày tôi bỏ Bê để đi theo em, mẹ tôi đã khóc thương Bê biết là bao. Em chưa phải làm dâu một ngày nào mà đã đối xử với mẹ tôi như vậy. Rồi bao nhiêu những phen cãi nhau, em đã nói hỗn nói nặng tôi, hỏi sao mà ngày nay lòng tôi lạnh nguội, tôi không còn thấy yêu em nữa. Nếu không vì thằng Cu cái Đĩ thì tôi đã thôi em rồi ... Bê ơi, anh ân hận nhiều lắm, giờ đây em ở phương nào, anh yêu em gấp bội ngày trước!

Nhận thức Mông Lung của Bố.

Mình lấy lầm người rồi. Hồi trẻ yêu bất chấp, không nhìn ra gia đình họ nền tảng không giống mình. Gia đình cô ấy không có tình cảm đằm thắm như gia đình mình, nên hễ thấy sự chăm sóc của Đẻ hay chị em mình đến Cu với Đĩ là khó chịu với bực bội. Ngày nay mình hiểu rõ con người này thì hỡi ôi đã quá trễ rồi. Bê ơi ... thôi thì mình đành nhịn và đợi cho đến lúc Cu với Đĩ nó đi đại học rồi tính sau vậy.

Bối cảnh. Y hệt như trên.

Bố: ”Mẹ à, Bố thấy thằng Cu dạo này nó gầy quá. Mẹ có để ý xem đi học về nó có ăn hết lunch Mẹ pack cho nó không?”
Mẹ: “Có, ngày nào mà Mẹ chả xem, Cu nó ăn sạch bách hết. Tuần trước Mẹ đưa nó đi khám bác sĩ, bà ấy đo thước cao xong cân cho nó rồi bảo là nó lên cân tốt lắm, chỉ vì nó đang vọt cao nên trông gầy thế thôi. Thì Bố nhớ đi, Cu nó ròm y như Bố dạo còn đi học ở TaBe ấy mà.”
Bố: “Ừ, Mẹ nói đúng. Bố thấy Cu nó gầy, xót con rồi quên đi”
Mẹ: “Nhưng mà Cu nó dễ thương hơn Bố!”
Bố: “Hì hì, Cu nào? thằng Cu hay anh Cu của Mẹ?”
Mẹ: “Bố này, ăn với nói. Cái Đĩ nó cười Bố kìa!”
Bố: “Hôm nay ở quán ra sao Mẹ?”
Mẹ: “Kinh tế khó khăn, vẫn chậm lắm Bố ạ, Mẹ đang lo phải cho chị phụ bếp nghỉ đây. Tội nghiệp chị ấy. Mình khó khăn gì ít ra cũng còn đồng lương của Bố, chị ấy phải cáng đáng hết một mình”
Bố: “Bố cũng đang khó khăn với thằng boss khốn nạn, nhưng đợi xong project này mà thị trường khả quan hơn Bố sẽ nhảy việc. Thôi, để Bố phụ Mẹ dọn dẹp, Mẹ xem cho Cu với Đĩ đi ngủ sớm đi rồi mình đi bộ ngoài park một vòng. Trời hôm nay tối mát đấy.”

Cảm xúc Tường Tận của Bố.

Mình thật lớn phước, Mẹ các con thương yêu gia đình với hết tấm lòng, và rồi lúc nào cũng xót xa đến người khác. Dù rằng bây giờ mình không còn thấy yêu vợ xao xuyến như lúc đầu, và nhan sắc vợ đã phai theo thời gian, nhưng cái tình vợ chồng ngày càng đậm đà hơn. Vợ thì dường như vẫn còn yêu mình nhiều, có lẽ còn hơn lúc xưa, vì hôm nọ mấy thằng củ địt nó trêu mình gió giếc gì mà Hoạn Thư đi giận cái thân già này mất mấy hôm. Thế mới biết Ông Trời sinh ra đàn bà đằm thắm tình cảm và chịu đựng hơn đàn ông, nhờ thế mà vợ mới chăm sóc Cu Đĩ ngày qua ngày không một câu than thở.

Hôm trước lúc mình diện cái áo mầu hồng mới đẹp lên, có con bé trông giống Bê ngày xưa nhìn mình cười hơi lẳng làm mình tự nhiên thấy bâng khuâng rộn ràng. Cảm giác như bay bổng trên mây này đã đi mất lúc nào sau ngày mới lấy nhau. Cái câu “tiếng sét ái tình” quả là không sai! Như hiện tượng tạo hóa thiên nhiên, tiếng sét chỉ có một thoáng lay chuyển không trung xong dứt đi, còn mây gió nắng mưa trong bầu trời, ngày qua ngày, như thể hiện cho thăng trầm trường kỳ của tình thương yêu vợ chồng gia đình, và là nền tảng xây dựng cho các con cháu, mới là tồn tại.

Mình cảm thấy vợ yêu mình say đắm hơn xưa, có phải chăng đây là khác biệt cấu tạo giữa đàn ông và đàn bà? Người đàn bà được cấu tạo theo khuôn một bể hồ chứa chan tình cảm bao la, phải chăng bản chất rung cảm tình yêu lâu dài trong họ là phần thưởng cho tất cả những mang nặng đẻ đau, những hy sinh chịu đựng mà họ phải trải qua trong suốt cuộc đời? Trong khi, ở người đàn ông, tiếng sét thoáng đến rồi đi vô cớ, để lại trong mình luyến tiếc hoài muộn

“Em chợt đến chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa chợt nắng, chẳng vì đâu”

Dù cho những giải thích này sẽ không bao giờ chứng nghiệm được với mình, dù cho mình không nghe được tiếng sét lay chuyển không gian nữa, nhưng vợ mình xứng đáng được tiếp tục sống những cảm giác đó trong nàng ... alors Bê, je te dis adieu et adieu pour toujours!


Nhận thức Tường Tận của Bố.

Đẻ thì sao mà không thương gia đình mình, nhất là cưng thằng Cu hết mức, còn hơn cả thương mình. Nhưng cái nghiệp mẹ chồng con dâu không gia đình nào tránh được, mình phải tuyệt đối không nhắc nhở gì đến bất cứ ý kiến gì của Đẻ, chỉ sẽ gây lên những cảm xúc bất ổn cho vợ mình. Cuối tuần này sẽ kể cho Đẻ nghe những điều bác sĩ nói về thằng Cu cho Đẻ yên tâm.

Bài thực hành số 1. Khi Bố đưa Mẹ đi bộ ngoài công viên tối nay, tay cầm tay Mẹ, bước đi thong thả, trong người nghe một tí

“Nous serons tous deux, comme des amoureux,
Nous serons si bien, main dans la main”

(Hành vi -- Behavioral)

Chủ ý của cuộc đi bộ này không phải để hóng gió tiêu cơm, mà là giây phút quan trọng nhất trong ngày để bồi đắp hạnh phúc gia đình (Nhận thức -- Cognitive)

Mỗi khi cầm tay Mẹ đi dạo, Bố cần lắng nghe để khám phá tình cảm mới lạ trong mình. Dù cho có ở với nhau bao nhiêu chục năm, Bố cũng không hiểu rõ Mẹ được; có biết chăng chỉ là những thói quen của chính Bố mà thôi! Đây là một giới hạn cảm xúc mà Bố có thể nới rộng ra được--ví dụ, hãy cảm nhận xem tay mẹ có khô da vì làm lụng vất vả suốt ngày, rồi có thấy cảm giác xót xa trong lòng hay không, v.v. (Cảm xúc --Emotional)

Lý thuyết căn bản của bài thực hành số 1 là Cognitive-Beharioral Therapy, phương pháp trị liệu tâm lý phổ thông hiện nay; tác giả bổ túc thêm với Emotional component. Chúng ta có thể xem 3 thành phần của phương pháp này (Cảm xúc, Nhận thức, Hành vi) như 3 góc của một tam giác CNH có hiệu nghiệm tương trợ sự tăng trưởng lẫn nhau.

Trong đời sống vợ chồng, liên hệ hỗ trợ của tam giác CNH có thể được tóm tắt ra sau:

Bố có một Nhận thức chính xác trong những vấn đề liên quan đến Bố và Mẹ <--> Hành vi của Bố sẽ làm Mẹ cảm thấy được thương yêu bảo bọc <--> Cảm xúc của Bố dồi dào, nhạy cảm với những cảm xúc trong Mẹ.

(xin đón đọc phần III, về những yếu tố trong quan hệ năng động, cũng như là những động cơ ẩn, của tam giác CNH, và thêm những bài thực hành.)
# 1888
  24 tháng 09, 2010 02:38  Khoa Cận viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Dziệt ơi, mày viết hay quá và thật là công phu, tao quá thích các bối cảnh mày dựng lên, rất cảm ơn mày đã gợi cho tao nhớ lại những cảm xúc của mình để từ đó tao xem xét lại hành động của tao có phải là chừng mực hay chưa. Trong phần II mày có vẻ thiên vị các Bu quá, tao có cảm giác là mọi sự đều do bố cái đĩ ko tốt nên sự lục đục xẩy đến triền miên trong gia đình Trong các bối cảnh được nêu ra, nếu cảm xúc mông lung phát xuất từ các bu thì hành động của bố thằng Cu sẽ như thế nào. Bối cảnh 1 gia đình VN này làm tao có cảm tưởng đó là 1 khuôn mẫu của đa số các gia đình VN khác ở O.C nói chung. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn xẩy ra trong phần II này có vẻ như được gây ra bởi các bà mẹ chồng hơn là bởi các Bu, nếu nguyên nhân của những mâu thuẫn này đến từ các Bu thì bố cái đĩ phải dàn xếp như thế nào. Thường thì cảm xúc xác thực chỉ xẩy đến khi các đối tượng còn rất mặn nồng với nhau, vợ chồng sẵn sàng tha thứ cho nhau, để tránh những xung đột ko cần thiết. Còn cảm xúc mông lung thì nó đến dài dài khi tình yêu thuở ban đầu phai nhạt theo thời gian, thay vào đó là tự ái cá nhân dâng tràn, các cảm tính này tạo nên mâu thuẫn để từ đó những thành kiến trào ra như suối bóp nghẹt tình cảm vợ chồng, ngày qua ngày tạo hố sâu chia cách, cãm xúc mông lung này là 1 cái vòng lẩn quẩn, đã lọt vào vòng rồi thì khó mà thoát ra được. Đề nghị tiên sinh Kim Chương lấy 1 bối cảnh nào khác trong đó chính các Bu cần phải tìm cảm xúc xác thực thì mới gọi là công bằng chứ. Tao đang nóng lòng chớ phần III của mày đây. Giống như đọc chuyện chưởng, mày ko thể bỏ dở bộ truyện đang đọc để đi ngủ, cho dù mày buồn ngủ rã người ra vẫn phải cố gắng đọc cho hết mới chịu lên giường. Tao đang đọc chuyện chưởng đây. Xương mày wá Cận